HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
08/08/2023 2024-01-05 9:14HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ “GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH”
Ngày 08 tháng 8 năm 2023, betting 365 đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học cấp thành phố với chủ đề: “Giải pháp thực hiện chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh”.
Đến tham dự Hội thảo có ông Lê Trương Thạnh Phú, chuyên viên Sở Lao động – Thương binh và Xã hội TPHCM; lãnh đạo các đơn vị giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TPHCM; lãnh đạo Trường Cao đẳng Cộng đồng tỉnh Sóc Trăng và các nhà khoa học.
Về phía Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM có ThS. Trần Văn Tú – Bí thư Đảng bộ – Hiệu trưởng, TS. Phạm Hùng Dũng – Phó Bí thư Đảng bộ – Phó Hiệu trưởng, ThS. Võ Thị Khánh Vân – Đảng ủy viên – Phó Hiệu trưởng, TS. Nguyễn Đặng An Long – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo – Phó Hiệu trưởng, cùng với hơn 200 cán bộ, giảng viên của trường.
Phát biểu tại hội thảo, ThS. Trần Văn Tú – Bí thư Đảng bộ – Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM đã nhận định: việc thực hiện chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã từng bước bắt nhịp với xu thế chung và Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp đến năm 2025 – định hướng đến năm 2030 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, trên thực tế triển khai, các cơ sở giáo dục cũng gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về nguồn lực con người, về tài chính, ràng buộc bởi quy định về cơ chế. Hội thảo này là dịp để giao lưu, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau trên cơ sở thực tiễn triển khai chuyển đổi số của các đơn vị.
Theo TS. Nguyễn Đặng An Long – Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Giáo dục và Đào tạo – Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM: hiện nay, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tại TPHCM đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và học tập, góp phần thực hiện Chương trình chuyển đổi số quốc gia nhất là chỉ đạo của Tổng cục Giáo dục Nghề nghiệp về các biện pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp, khuyến khích các đơn vị thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, đặc biệt là đảm bảo kết nối hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học. TS. Nguyễn Đặng An Long cho biết: Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM đã chủ động tích cực, kịp thời triển khai đồng loạt một số nội dung nhằm đáp ứng các yêu cầu trong bối cảnh chuyển đổi số hiện nay: mời TS. Lê Quốc Cường – Phó Giám đốc Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM báo cáo chuyên đề “Chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp”; tổ chức hội thảo khoa học “Thích ứng trong thời kỳ chuyển đổi số” và “Tài nguyên số”; từng bước hình thành thư viện số; xây dựng cổng thông tin tuyển sinh từ năm 2018…
Chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn “Ứng dụng CNTT trong quá trình chuyển đổi số tại Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức”, ThS. Võ Thành Trung – Trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức cho biết: trường đã thực hiện tích hợp phân hệ đăng ký tuyển sinh vào phần mềm quản lý đào tạo, tất cả thông tin của thí sinh được số hóa để phục vụ việc phân tích dữ liệu sau này; tích hợp thủ tục nhập học, thu hồ sơ, cung cấp mã sinh viên, thời khóa biểu, kể cả phục vụ tra cứu văn bằng sau khi ra trường. Bên cạnh đó còn có phân hệ quản lý tài chính gồm tiền học phí, học bổng, bảo hiểm, kết nối ngân hàng để thanh toán trực tuyến…
Một trong những ứng dụng của chuyển đổi số là việc xây dựng mô hình lớp học hiện đại, đáp ứng nhu cầu học tập của người học trong thời đại kỹ thuật số. ThS. Nguyễn Thị Phương Thuỳ – Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM đã trao đổi với hội thảo nội dung: “Tổ chức lớp học hiện đại và sử dụng Công nghệ số trong đào tạo nghề nghiệp tại Trường Cao đẳng Kinh tế TPHCM”: một lớp học luôn tồn tại hai phiên bản song song: thật và ảo. Phiên bản thật là lớp học tương tác giữa sinh viên và giảng viên tại trường. Phiên bản ảo là không gian ảo trên Google Classroom. Việc thêm một phiên bản lớp học ảo giúp mở rộng không gian học tập và tương tác giữa giảng viên với sinh viên, từ đó giúp nâng cao chất lượng học tập cho các em, điều này rất khác với các lớp học truyền thống.
Bên cạnh những hiệu quả trong việc thực hiện chuyển đổi số và năng lực số trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, ThS. Chung Ngọc Quế Chi – Trường Cao đẳng Kinh tế – Kỹ thuật TP.HCM đã chỉ ra những mặt còn tồn đọng trên thực tế triển khai qua bài tham luận: “Phát triển năng lực số cho đội ngũ giảng viên tại cơ sở Giáo dục nghề nghiệp trong bối cảnh chuyển đổi số: Cơ hội và rào cản”: chuyển đổi số và phát triển năng lực số cho giảng viên là giải pháp chiến lược và lâu dài, cần sự quyết tâm cao của nhà quản lý cũng như sự đồng thuận của đội ngũ giảng viên trong tập thể; cần chính sách để bồi dưỡng cho đội ngũ giảng viên; đầu tư về cơ sở vật chất; tăng cường sự hợp tác trong việc thực hiện chuyển đổi số. Bản thân một lớp học không thể chuyển đổi số nếu giảng viên chưa cập nhật tư duy giảng dạy. Hiện tại, nguồn lực đầu tư cho công nghệ thông tin ở các trường nghề còn tương đối hạn chế. Vì thế các trường sẽ phải tính toán lựa chọn trang bị thêm thiết bị, phần mềm nào có khả năng ứng dụng cao và cho hiệu quả dễ thấy nhất trong nhà trường để chuyển đổi số.
Qua thực tế thực hiện “Ứng dụng CNTT trong việc tạo lập và quản lý tài liệu điện tử tại Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM”, CN. Nguyễn Thị Phương Thảo – Trường Cao đẳng Kinh tế TP.HCM đã trao đổi với hội thảo các đặc điểm của tài liệu điện tử; thực trạng việc tạo lập, quản lý tài liệu điện tử tại trường; đề xuất giải pháp giải quyết thực trạng còn tồn đọng trong quá trình tạo lập, quản lý tài liệu điện tử nhằm đảm bảo chất lượng tài liệu lưu trữ điện tử theo quy định.
Sau 04 báo cáo tham luận, hội thảo đã tập trung thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm và các giải pháp để thực hiện chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn TP.HCM, cụ thể như sau:
– Giải pháp phát triển năng lực số cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý và viên chức tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
– Giải pháp đổi mới phương pháp dạy và học trong chuyển đổi số.
– Giải pháp phát triển chương trình, nội dung đào tạo các cấp trình độ giáo dục nghề nghiệp phù hợp với yêu cầu của chuyển đổi số trong nền kinh tế và hội nhập quốc tế.
– Giải pháp chuyển đổi số trong quản trị nhà trường. Số hóa các hoạt động nhà trường, trong đó đẩy mạnh đến quản lý tuyển sinh, đào tạo, đảm bảo chất lượng, quản lý học sinh, sinh viên, kết nối doanh nghiệp.
– Giải pháp huy động nguồn lực cho quá trình chuyển đổi số giáo dục nghề nghiệp.
– Các vấn đề khác có liên quan trong công tác chuyển đổi số ở lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.
Hiện nay, trong quá trình hội nhập quốc tế, chuyển đổi số được xem là xu hướng tất yếu, là vấn đề sống còn của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Chương trình chuyển đổi số trong giáo dục nghề nghiệp của Thủ tướng chính phủ nhằm triển khai các hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên môi trường số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, hoạt động dạy học, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá giúp tăng cường hiệu quả công tác quản lý và mở rộng phương thức cũng như cơ hội tiếp cận giáo dục nghề nghiệp tạo đột phá về chất lượng, tăng nhanh số lượng đào tạo góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực có kỹ năng nghề, tăng năng suất lao động và năng lực cạnh tranh; khuyến khích các đơn vị thay đổi cách nghĩ, cách làm, nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý, đặc biệt là đảm bảo kết nối hoạt động quản lý, hoạt động dạy và học trong nhà trường.