Châu Á trực tiếp - betting 365

GIỚI THIỆU PHÒNG THANH TRA VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

up web mới (5)

GIỚI THIỆU PHÒNG THANH TRA VÀ ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG

A. CƠ CẤU NHÂN SỰ

Email: [email protected]
Họ tên Chức vụ Email
ThS. Trần Thị Vân Anh Trưởng phòng [email protected]
Thầy Huỳnh Anh Tuấn Nhân viên [email protected]
Cô Phạm Thị Kim Sơn Nhân viên [email protected]
Thầy Trần Nguyễn Minh Nhựt Nhân viên [email protected]
Thầy Trần Bửu Thuận Nhân viên [email protected]
Thầy Bùi Văn Huy Nhân viên [email protected]

B. NHỆM VỤ, CHỨC NĂNG

1.CÔNG TÁC THANH TRA

1.1. Chức năng

a)   Tham mưu Lãnh đạo Nhà trường thực hiện công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Hiệu trưởng nhằm đảm bảo việc thi hành các chủ trương chính sách và chế độ đúng pháp luật Nhà nước, thực hiện tốt nhiệm vụ công tác của trường, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động
của Trường.

b)   Tham mưu cho Hiệu trưởng tổ chức thực hiện quản lý Nhà nước bằng pháp luật trong Nhà trường. Giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ
của trường.

c)   Giám sát các hoạt động của trường nhằm đề xuất kịp thời với Hiệu trưởng để ngăn chặn và xử lý những tư tưởng, hành vi tiêu cực của tổ chức và cá nhân làm ảnh hưởng hệ thống pháp luật Nhà nước, quy chế của trường và xâm hại đến tài sản, lợi ích chung của Nhà trường và phòng chống tham nhũng theo quy định của pháp luật.

1.2. Nhiệm vụ

a)   Tổ chức thanh tra, kiểm tra thường xuyên và đột xuất các mặt hoạt động trong Nhà trường theo sự chỉ đạo của Hiệu trưởng. Trình Hiệu trưởng chương trình, kế hoạch thanh tra hàng năm và tổ chức, phối hợp thực hiện sau khi được Hiệu trưởng phê duyệt. Theo dõi, tổng hợp tình hình công tác thanh tra, kiểm tra và báo cáo cho Hiệu trưởng.

b)   Thanh tra việc thực hiện chính sách và pháp luật về giáo dục nghề nghiệp; việc thực hiện các cuộc vận động trong lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp.

c)   Thanh tra việc thực hiện mục tiêu, kế hoạch, nội dung, chương trình đào tạo,
quy chế đào tạo, quy chế tuyển sinh, quy chế thi cử, công nhận tốt nghiệp, cấp văn bằng, việc quản lý tài chính, tài sản, hoạt động khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế, công tác tổ chức cán bộ và các quy định về điều kiện đảm bảo chất lượng giáo dục của trường. Tổ chức thực hiện giám sát kiểm tra học đường: môi trường sư phạm, an ninh học đường và cơ sở vật chất phục vụ dạy học.

d)   Thanh kiểm tra việc thực hiện các chính sách, chế độ Nhà nước có liên quan đến quyền lợi thiết thực của cán bộ, viên chức, người lao động, sinh viên và học sinh trong Nhà trường để đề xuất Hiệu trưởng chấn chỉnh và xử lý kịp thời. Thanh kiểm tra việc chấp hành nội quy Nhà trường của cán bộ, công chức, viên chức.

e)   Tham mưu thực hiện tiếp công dân, tham mưu giải quyết các khiếu nại tố cáo thuộc phạm vi quản lý của Nhà trường theo quy định của pháp luật và công tác phòng chống tham nhũng trong Nhà trường.

f)    Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê, báo cáo kịp thời theo yêu cầu của cấp trên và của trường, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn về công tác thanh tra, kiến nghị các biện pháp bảo đảm thi hành pháp luật về giáo dục nghề nghiệp trong Nhà trường; phối hợp thực hiện công tác pháp chế.

g)   Quản lý sử dụng có hiệu quả lao động, cơ sở vật chất và các phương tiện thiết bị được Nhà trường giao.

h)   Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

2. CÔNG TÁC ĐẢM BẢO CHẤT LƯỢNG
2.1. Chức năng
Tham mưu Hiệu trưởng và chịu trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện hoạt động về công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

2.2. Nhiệm vụ

a)   Giúp Hiệu trưởng triển khai thực hiện đường lối, chính sách, các văn bản pháp quy về công tác đảm bảo chất lượng của cấp trên.

b)   Tham mưu Hiệu trưởng thực hiện các nội dung về đảm bảo chất lượng giáo dục nghề nghiệp trong bộ tiêu chí đánh giá chất lượng, xây dựng và thực hiện tự đánh giá về công tác đảm bảo chất lượng của Nhà trường.

c)   Tổ chức thực hiện các nội dung công việc, phục vụ cho công tác tự đánh giá và đánh giá kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp, kiểm định chất lượng chương trình đào tạo.

d)   Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng và thực hiện cải cách hành chính về công tác quản lý chất lượng trong Trường.

e)   Đề xuất tổ chức các khóa tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giảng viên và nhân viên về hoạt động đảm bảo chất lượng.

f)    Chủ trì và phối hợp với các đơn vị thực hiện thu thập ý kiến phản hồi của các bên liên quan về chất lượng đào tạo. Thực hiện các công tác đảm bảo chất lượng khác theo quy định của cơ quan chủ quản và cơ quan quản lý.

3. Công tác thanh tra và công tác đảm bảo chất lượng thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Hiệu trưởng.

C. THÔNG TIN LIÊN HỆ